Peel da là gì? Có nên peel da tại nhà không?

Để sở hữu một làn da hoàn hảo, chúng ta có rất nhiều cách để thực hiện, nhưng một trong những cách được nhiều người yêu thích nhất là peel da hay còn gọi là thay da sinh học. Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn và có thể đồng thời cải thiện nhiều vần đề của da. Nhìn chung, đây là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất mà bạn nên thử qua.

Peel da là gì? Có nên peel da tại nhà không? - Tất nhiên, không có gì là hoàn hảo. Mỗi phương pháp đều có những vấn đề cần chú ý. Các bạn hãy cùng Dược Mỹ Phẩm TH xem qua bài viết này để hiểu peel da là gì, những tác dụng và rủi ro khi peel da và liệu rằng bạn có nên tự peel da tại nhà hay không nhé.

Tất nhiên, không có gì là hoàn hảo. Mỗi phương pháp đều có những vấn đề cần chú ý. Các bạn hãy cùng Dược Mỹ Phẩm TH xem qua bài viết này để hiểu peel da là gì, những tác dụng và rủi ro khi peel da và liệu rằng bạn có nên tự peel da tại nhà hay không nhé.

Peel da là gì?

Peel da là một phương pháp điều trị da có thể được sử dụng trên mặt hoặc cơ thể để khắc phục hoặc loại bỏ các vấn đề xấu của da và cải thiện tình trạng chung của da.

Nó là một hình thức tẩy da chết bằng hóa chất. Các chất lột tẩy hóa học – chủ yếu là các loại axit (acid) khác nhau – sẽ được bôi lên da, và trong vài ngày, nó sẽ giúp phá hủy các kết nối giữa các tế bào da chết, làm cho các lớp da chết trên bề mặt bong ra, để lộ làn da mịn màng và rạng rỡ bên trong. Peel da cũng giúp làm dày lớp biểu bì, tăng thể tích lớp bì và kích thích sản xuất collagen, giúp cho làn da sáng và căng mịn hơn .

Tùy thuộc vào các vấn đề của da và mức độ nghiêm trọng của nó, hóa chất được sử dụng để peel da sẽ có các cường độ mạnh yếu khác nhau.

Tác dụng của peel da?

Theo các nghiên cứu từ MDCS Dermatology, ngoài việc được sử dụng để cải thiện vẻ ngoài của da, giúp cho làn da trở nên tươi mới, mịn màng, khỏe mạnh và rạng rỡ hơn, peel da còn có các tác dụng điều trị sau:

  • Giảm các nếp nhăn do tác hại của ánh nắng mặt trời và lão hóa
  • Giảm kích thước lỗ chân lông
  • Điều trị một số loại mụn
  • Cải thiện sự xuất hiện của các vết sẹo mụn
  • Giảm các đốm đồi mồi, tàn nhang và các mảng tối (nám) do mang thai hoặc uống thuốc tránh thai
  • Cải thiện kết cấu, tông màu và độ săn chắc của da

Peel da là gì? Có nên peel da tại nhà không? - Tất nhiên, không có gì là hoàn hảo. Mỗi phương pháp đều có những vấn đề cần chú ý. Các bạn hãy cùng Dược Mỹ Phẩm TH xem qua bài viết này để hiểu peel da là gì, những tác dụng và rủi ro khi peel da và liệu rằng bạn có nên tự peel da tại nhà hay không nhé.

Phân biệt các loại peel da và hóa chất peel da

Các loại peel da

Peel da được chia thành 3 loại chính, chủ yếu dựa vào mức độ mạnh yếu của phương pháp peel:

  • Peel nhẹ: Loại này chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài của biểu bì, gây bong tróc nhẹ và thích hợp cho da có khuyết điểm nhẹ như: da đổi màu nhẹ hoặc thô ráp. Loại này ũng dành cho những người người chỉ cần tẩy tế bào chết nhẹ nhàng để giúp cho da của mình tươi tắn hơn
  • Peel trung bình: Loại này sử dụng các chất hóa học có cường độ cao hơn 1 chút, nó ảnh hưởng đến lớp biểu bì cùng với một phần của lớp hạ bì và được sử dụng cho da có các khuyết điểm sâu hơn như: sẹo bề mặt, nếp nhăn và các vết sạm màu khó chịu chẳng hạn nám hoặc đồi mồi.
  • Peel sâu: Một dạng lột da hóa học rất mạnh, đây là phương pháp điều trị da liễu nghiêm trọng giúp loại bỏ một lớp da dày, chỉ được sử dụng cho các khuyết điểm sâu bên trong da như: các tế bào da bị tổn thương, sẹo từ trung bình đến nặng, nếp nhăn sâu và da đổi màu.

Peel da là gì? Có nên peel da tại nhà không? - Tất nhiên, không có gì là hoàn hảo. Mỗi phương pháp đều có những vấn đề cần chú ý. Các bạn hãy cùng Dược Mỹ Phẩm TH xem qua bài viết này để hiểu peel da là gì, những tác dụng và rủi ro khi peel da và liệu rằng bạn có nên tự peel da tại nhà hay không nhé.

Hóa chất peel da

Sau khi đã xác định được được mức độ peel, bạn có thể tiếp tục chọn loại hóa chất phù hợp nhất với loại da của mình để peel da. Dưới đây là danh sách các loại hóa chất phổ biến để peel da, được liệt kê từ yếu nhất đến mạnh nhất, và tóm tắt nhanh về đặc điểm của chúng.

  • Enzyme
    Đây là loại nhẹ nhất để peel vì nó là một chất dẫn xuất từ trái cây. Loại này dành những người có làn da nhạy cảm hoặc những người không thể dung nạp axit. Nó chủ yếu dược dùng để loại bỏ tế bào da chết và thu nhỏ lỗ chân lông. Điểm đặc biệt là peel enzyme không làm cho da của bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
  • Axit Mandelic
    Axit Mandelic giúp cải thiện kết cấu da, đường nhăn và nếp nhăn. Nó có tác dụng tốt cho da bị mụn trứng cá và tăng sắc tố. Khi được sử dụng kết hợp với axit salicylic, nó sẽ đạt hiệu quả cao hơn axit glycolic mà không gây kích ứng hoặc ban đỏ .
  • Axit Lactic
    Axit lactic là một chất lột tẩy tốt khác vì nó được coi là nhẹ và nhẹ nhàng. Nó làm mịn da, mang lại sự tươi sáng, giúp làm mờ các nếp nhăn nhỏ và tốt hơn axit glycolic trong việc điều trị chứng tăng sắc tố và đổi màu da nói chung. Ngoài ra, nó dưỡng ẩm nhiều hơn.
  • Axit Salicylic
    Đây là một trong những chất tốt nhất để chăm sóc da mụn. Nó có thể hòa tan trong dầu, có nghĩa là nó có thể đi vào các kẽ hở của lỗ chân lông một cách hiệu quả để đánh tan mọi tắc nghẽn và cặn bẩn.
    Không giống như axit glycolic và các AHA khác, axit salicylic không làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời, do đó không làm da bạn bị ban đỏ do tia UV. Ngoài việc điều trị mụn trứng cá, axit salicylic rất tốt cho da bị: tăng sắc tố, nám da, tàn nhang, mụn, lão hóa do tác hại của ánh nắng mặt trời.
  • Axit Glycolic
    Loại này chuyên sâu hơn một chút, và tùy thuộc vào nồng độ của nó, peel Axit glycolic có thể được xếp vào loại peel trung bình.
    Axit glycolic giúp tăng sản xuất collagen, tinh chỉnh kết cấu da, làm sáng và làm mới tông màu da, giảm nếp nhăn, và là chất lột tẩy đặc biệt tuyệt vời cho sẹo mụn.
    Giống như tất cả các loại chất peel khác được đề cập nãy giờ, axit glycolic cũng giúp điều trị tăng sắc tố và mụn trứng cá, mặc dù hiệu quả kém hơn axit salicylic.
  • Jessner
    Peel Jessner là một loại peel trung bình được tạo thành từ ba thành phần chính (axit salicylic, axit lactic và resorcinol). Đây là một loại peel tuyệt vời cho da bị tăng sắc tố, bị mụn hoặc da dầu, nhưng nên tránh sử dụng nếu bạn có làn da khô hoặc nhạy cảm vì nó sẽ làm da bạn bị khô thêm.
    Peel Jessner có thể làm da bạn xuất hiện hiện tượng đóng tuyết, đó là khi bề mặt da bạn bị tẩy và lột tế bào chết. Cần ngưng vài ngày đến một tuần giữa các lần peel Jessner.
  • TCA (axit trichloroacetic)
    Peel TCA được xếp vào loại peel trung bình và là loại mạnh nhất trong số các loại được liệt kê ở đây, nên bạn cần cần trọng khi peel TCA.
    TCA rất tốt cho da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, bị tăng sắc tố da, đường nhăn và nếp nhăn, vết rạn da và sẹo mụn. Giống như phương pháp peel Jessner, phương pháp này sẽ có thời gian ngưng từ 7 đến 10 ngày giữa các lần peel.
Đọc thêm:   Collagen là gì và tác dụng của collagen trong việc chăm sóc sắc đẹp

Có nên tự peel da tại nhà hay không? Các lưu ý khi peel da tại nhà.

Vấn đề có nên tự peel da tại nhà hay không phụ thuộc vào khả năng của người thực hiện. Nếu bạn là một người mới tìm hiểu về cách chăm sóc da tại nhà thì bạn không nên tự thực hiện peel da. Còn nếu bạn là người đã có kinh nghiệm và kiến thức chăm sóc da, nhất là đã và đang tự thực hiện các quy trình chăm sóc da hàng ngày trong thời gian dài thì bạn có thể thử tự peel da.

Peel da là gì? Có nên peel da tại nhà không? - Tất nhiên, không có gì là hoàn hảo. Mỗi phương pháp đều có những vấn đề cần chú ý. Các bạn hãy cùng Dược Mỹ Phẩm TH xem qua bài viết này để hiểu peel da là gì, những tác dụng và rủi ro khi peel da và liệu rằng bạn có nên tự peel da tại nhà hay không nhé.

Ngoài ra, nếu bạn không chắc, bạn có thể đến các trung tâm chăm sóc da hoặc bác sĩ da liễu để thực hiện peel trong 1 – 2 lần đầu tiên. Việc này nhằm giúp bạn biết được loại peel và các hóa chất peel da phù hợp với mình, sau đó bạn có thể tự thực hiện peel tại nhà.

Nhình chung, peel da không phải là việc quá khó khăn, nhưng cũng cần có kiến thức nhất định về làm đẹp. Khi tự peel da tại nhà, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Khi tự peel da tại nhà, bạn chỉ nên chọn lựa mức peel nhẹ hoặc tối đa là peel trung bình, cần chú ý kiểm soát nồng độ của các loại axit.
  • Bạn không thấy da bị lột sau khi peel không có nghĩa là peel không có tác dụng. Đừng nóng vội cũng như đánh giá thấp tác dụng của các hóa chất peel da ngay cả khi bạn cảm thấy nó không có tác dụng gì.
  • Chúng ta thường lầm tưởng sau khi peel da, da nhất định sẽ bị bong tróc, và da bị bong tróc càng nhiều chứng tỏ hiệu quả peel da càng tốt nhưng thực tế là nếu da bạn càng khỏe mạnh thì nó càng ít bị bong tróc sau khi peel da.
  • Peel nhẹ sẽ có ít hoặc không có tác dụng phụ, thường thì một chút vết mẩn đỏ sẽ xuất hiện sau khi peel và sẽ giảm dần sau 1 – 2 giờ. Sau 2 – 3 ngày, bạn có thể sẽ thấy hiện tượng lột da nhẹ.
  • Peel mạnh hơn thì chắc chắn sẽ có hiện tượng bong tróc da và mẩn đỏ. Quá trình này có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Bạn nên cân nhắc trốn ở nhà trong khoảng thời gian này vì chắc bạn sẽ không muốn có nhiều người thấy bạn trong tình trạng này đâu.
  • Bạn tuyệt đối đừng bao giờ thử tự peel phenol tại nhà, bởi vì nó còn mạnh hơn cả peel TCA. Nó có thể làm tổn thương tim, thận hoặc gan của bạn nếu bạn peel không đúng cách.
  • Tuyệt đối không thực hiện peel hàng ngày và tránh không peel quá 1 lần 1 tuần.
  • Nên chọn lựa các sản phẩm peel da của các thương hiệu uy tín. Các sản phẩm peel da đến từ các thương hiệu Châu Âu và Mỹ thường nhẹ hơn và có độ an toàn cao hơn các thương hiệu của các nước khác. Ví dụ như các sản phẩm dưới đây:
Đọc thêm:   Mọi điều bạn cần biết về Toner: Toner là gì và tác dụng của Toner

Quy trình và cách peel da tại nhà

Trước khi thưc hiện peel da tại nhà, bạn cần chuẩn bị những thứ sau đây:

Thành phần hoặc thiết bịLý do
Baking soda hoặc chất trung hòaDùng để trung hòa peel. Nếu sau khi peel, nếu da bạn có hiện tượng đóng tuyết, hãy xoa baking soda hoặc chất trung hòa lên vùng da đóng tuyết để trung hòa axit có trong peel.
Cọ xòeĐể xoa đều các chất peel da
VaselineĐể bảo vệ các vùng da nhạy cảm không chạm vào hóa chất lột da, như hai bên mũi, môi và hốc mắt
Đồng hồĐể theo dõi thời gian peel
Găng tayĐể bảo vệ tay của bạn khỏi hóa chất peel
Chén đựng hoặc ống nhỏ giọtĐể chứa hóa chất peel da

Bây giờ là lúc thực hiện peel da? Chưa đâu, như thường lệ, trước tiên chúng ta phải test phản ứng trên 1 vùng da nhỏ. Hãy nhớ: nguyên tắc chăm sóc da là ưu tiên sự an toàn, và peel da thì càng cần phải đề cao sự an toàn hơn nữa. Hãy thực hiện các bước sau:

  1. Thoa một lượng nhỏ hóa chất peel da lên một vùng da nhỏ kín đáo, chẳng hạn như mặt trong cổ tay hoặc mặt trong cánh tay của bạn.
  2. Chờ 48 giờ để xem da có phản ứng xấu không.
  3. Nếu da không có phản ứng xấu, tiếp tục chờ thêm 48 giờ nữa để đề phòng da bạn bị phản ứng chậm.

Peel da là gì? Có nên peel da tại nhà không? - Tất nhiên, không có gì là hoàn hảo. Mỗi phương pháp đều có những vấn đề cần chú ý. Các bạn hãy cùng Dược Mỹ Phẩm TH xem qua bài viết này để hiểu peel da là gì, những tác dụng và rủi ro khi peel da và liệu rằng bạn có nên tự peel da tại nhà hay không nhé.

Thoa một lượng nhỏ hóa chất peel da lên một vùng da nhỏ kín đáo để test

Nếu da bạn vẫn không có phản ứng xấu nào, thì bây giờ là lúc thực hiện peel da. Bạn hãy làm theo các bước sau một cách chính xác để tránh những nguy cơ tiềm ẩn:

Hãy bôi hóa chất peel da lên vùng da mặt của bạn và tránh những vùng da nhạy cảm. Để đó trong vòng 30 giây, sau đó rửa sạch. Vậy là xong lần peel đầu tiên của bạn, khá dễ phải không nào.

Đối với một số người, có lẽ mức peel như vậy không làm cho họ cảm thấy thỏa mãn, nhưng đừng nóng vội, hãy tăng thời gian peel từ từ, mỗi tuần peel 1 lần, mỗi lần tăng thêm 30 giây cho đến khi thời gian peel của bạn đạt được 5 phút.

Ví dụ, giả sử bạn bắt đầu peel với axit mandelic 15%. Tuần đầu tiên, bạn chỉ peel trong 30 giây. Tuần sau, peel một phút. Tuần sau nữa, peel trong 1 phút 30 giây. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi bạn đạt mốc thời gian peel tối đa là 5 phút. Hãy nhớ là chỉ peel tối đa trong 5 phút thôi nhé.

Đọc thêm:   Skincare buổi sáng và ban đêm - Các bước chăm sóc da mặt tại nhà hiệu quả nhất

Vậy nếu như đã đạt mức 5 phút mà bạn vẫn cảm thấy chưa “đủ đô” hoặc chưa hài lòng với kết quả peel thì sao? Lúc này bạn hãy tăng nồng độ axit lên. Ví dụ thay vì sử dụng axit mandelic 15%, bạn có thể thử axit mandelic 25%, sau đó, lại lặp lại quy trình peel như trên, tức là peel với thời gian 30 giây ở tuần đầu tiên, rồi tăng dần 30 giây mỗi tuần cho đến khi đạt 5 phút.

Nếu trong quá trình peel mà da bạn xuất hiện tình trạng đóng tuyết (da xuất hiện các mảng trắng) thì bạn hãy sử dụng dung dịch trung hòa để trung hòa axit có trong dung dịch peel. Tình trạng đóng tuyết thường chỉ xuất hiện khi bạn thực hiện các loại peel trung bình, các loại peel nhẹ thường không xuất hiện tình trạng này mà nhiều nhất chỉ châm chích và nóng rát da, lúc này bạn chỉ cần lau hoặc rửa sạch dung dịch peel.

Cách chăm sóc da sau khi peel

Sau khi peel xong, tùy theo cơ địa mỗi người, da bạn có thể sẽ bị bong tróc ít hoặc không bong tróc, nhưng cũng có thể bị bong tróc dữ dội thành các mảng lớn.Tất cả những tình trạng này đều là bình thường. Quá trình bong tróc thường sẽ bắt đầu vào khoảng ngày thứ 2-3 và kéo dài trong 5-7 ngày hoặc có khi lên đến 10 ngày sau khi peel.

Bạn có thể cũng sẽ gặp một số tác dụng phụ khác chẳng hạn như: mẩn đỏ, đau nhẹ và có cảm cảm giác nóng rát ngay vùng da peel, đổi màu da tạm thời, sưng, ngứa hoặc nổi mụn. Tất cả những triệu chứng này cũng không có gì đáng lo ngại trừ khi chúng thực sự nặng và kéo dài, còn không thì chúng sẽ biến mất dần theo quá trình phục hồi của da.

Da bạn sẽ trong tình trạng bị tổn thương và khá mỏng manh sau khi peel, vì vậy hãy chú ý chăm sóc da kỹ càng và tuyệt đối không sử dụng các chất sau trong vòng 24 giờ sau peel:

  • Tretinoins
  • AHAs
  • BHA
  • Serum vitamin C với axit ascorbic
  • Serum có độ pH thấp
  • Retinoids
  • Bất kỳ sản phẩm tẩy da chết hóa học nào khác

Hãy đắp mặt nạ cấp nước (Lotion Mask) và sử dụng kem dưỡng ẩm có các thành phần như ceramides, cholesterol và axit hyaluronic. Chúng có tác dụng sửa chữa hàng rào bảo vệ da và bổ sung độ ẩm. Axit hyaluronic còn có tác dụng quan trọng trong việc làm lành vết thương.

Bạn cũng nên thường xuyên xịt khoáng, nó sẽ giúp làm dịu da, giữ ẩm cho da, ngăn ngừa mất nước và bổ sung khoáng chất để da nhanh phục hồi.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, hãy nhớ thoa kem chống nắng và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời ngay sau khi peel, bởi vì khi đó sẽ bạn sẽ rất mỏng manh và nhạy cảm với các tác hại của ánh nắng mặt trời.

Peel da là gì? Có nên peel da tại nhà không? - Tất nhiên, không có gì là hoàn hảo. Mỗi phương pháp đều có những vấn đề cần chú ý. Các bạn hãy cùng Dược Mỹ Phẩm TH xem qua bài viết này để hiểu peel da là gì, những tác dụng và rủi ro khi peel da và liệu rằng bạn có nên tự peel da tại nhà hay không nhé.

Những rủi ro khi peel da

Những rủi ro chính khi peel da là để lại sẹo, bỏng hóa chất và nhiễm trùng.

Sẹo

Lột da bằng hóa chất sẽ gây ra tổn thương có kiểm soát nhằm mục đích kích thích tái tạo da. Tuy nhiên, khi chấn thương nhiều hơn mức độ da có thể xử lý, sẹo có thể xuất hiện. Đó là lý do tại sao bạn cần phải đánh giá chính xác tình trạng da của mình để xác định loại và nồng độ axit phù hợp.

Bỏng do hóa chất

Tình trạng mẩn đỏ, đau, rát hoặc tê sau khi peel có thể được xem là triệu chứng của bỏng do hóa chất. Nó sẽ không đáng lo ngại nếu chỉ dừng lại ở mức độ nhẹ, nhưng trong những trường hợp nặng, bỏng hóa chất có thể gây ra mụn nước hoặc thậm chí là hậu quả nghiêm trọng hơn.

Nhiễm trùng

Vì da bị tước đi hàng rào bảo vệ nên dễ bị nhiễm trùng. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng da sau khi peel là nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp nhiễm trùng nặng và cần phải điều trị.

Một số rủi ro khác

Các rủi ro khác liên quan đến peel da bao gồm: kích ứng và dị ứng với axit, phồng rộp da. Ngoài ra, nếu không cẩn thận, bạn cũng có thể hít phải hóa chất hoặc để hóa chất văng vào mắt, và tất nhiên điều này là không tốt chút nào.

Bạn cần biết là phương pháp làm đẹp nào cũng sẽ có tỉ lệ rủi ro, bao gồm cả peel da. Bài viết đã hướng dẫn bạn những kiến thức và cách tự peel da an toàn nhất, nhưng nếu bạn không may gặp phải một trong các rủi ro trên thì bạn nên đi gặp bác sĩ da liễu ngay để được tư vấn và chữa trị kịp thời nhé.

Như vậy là các bạn đã xem xong bài viết về peel da do Dược Mỹ Phẩm TH tổng hợp và biên soạn. Mình tin rằng đây là bài viết có đầy đủ thông tin nhất về phương pháp peel da cũng như hướng dẫn cách peel da tại nhà chi tiết nhất. Nếu bạn còn có thắc mắc hoặc câu hỏi nào về peel da thì có thể để lại tin nhắn ở phần bình luận dưới bài viết nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
icons8-exercise-96 chat-active-icon